Hiện nay, mái bạt kéo là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến ở nhiều công trình như: nhà ở, quán ăn, nhà hàng, hồ bơi,…. Đối với các công trình có diện tích nhỏ như hiên nhà, sân vườn, sân thượng thì bạn vẫn hoàn toàn có thể tự làm mái bạt che đơn giản tại nhà. Vậy cách cột dây bạt kéo ngoài trời như thế nào? Hãy cùng Hòa Phát Phát tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Mái bạt kéo che nắng mưa là gì?
Mái bạt kéo ngoài trời hay còn được gọi là mái xếp kéo là loại mái che di động được dùng để che mưa, tránh nắng cho các không gian ngoài trời như sân thượng, quán ăn, hồ bơi, nhà giữ xe,… Mái bạt xếp gồm có hai phần chính là bạt và khung chịu lực. Trong đó, phần khung sẽ có nhiệm vụ cố định bạt che, giúp tránh bị gió mạnh thổi bay, đồng thời chịu được mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Phần khung mái bạt kéo gồm có những trụ sắt hoặc inox và các bánh răng ròng rọc. Phần bạt là mái che có thể dễ dàng kéo ra hoặc thu vào theo từng nhu cầu sử dụng.
So với loại mái hiên cố định truyền thống thì mái xếp bạt kéo có thể dễ dàng thu vào và kéo ra đơn giản trong từng điều kiện. Đặc biệt, thiết bị không tốn quá nhiều diện tích và có thể che chắn được một diện tích lớn ở trên cao. Cách sử dụng mái xếp kéo khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng dây kéo để kéo bạt đang được xếp gọn và căng ra.
Cách cột dây bạt kéo chi tiết và đơn giản
Việc tự làm mái che di động tại nhà sẽ không quá khó khăn nếu bạn thực hiện theo những hướng dẫn cách cột dây bạt kéo dưới đây của Hòa Phát Phát:
Chuẩn bị dụng cụ và nhân lực
Để có thể thực hiện làm mái bạt kéo ở nhà đảm bảo an toàn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và lực lượng nhân công như sau:
- Nhân lực gồm 3 – 5 người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí và 3 người phụ lắp ráp, cột dây bạt kéo (tùy thuộc vào diện tích thi công mà có thể thay đổi số lượng nhân công).
- Các loại thiết bị và máy móc: máy mài, máy cắt và máy hàn.
- Bạt chất lượng cao và kích thước chuẩn theo công trình thi công.
- Khung thép mạ hợp kim nhôm và kẽm.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và nhân lực, bạn sẽ tiến hành thi công lắp đặt bạt mái xếp.
Hướng dẫn cách làm bạt kéo di động tại nhà đơn giản
Để đảm bảo quá trình thi công lắp đặt mái che di động được an toàn và đúng kỹ thuật, bạn cần tuân thủ những bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Tiến hành đo đạc diện tích không gian được lắp đặt mái xếp. Quá trình này sẽ giúp bạn dễ hình dung được cách thi công khoa học và hợp lý. Nếu không đo đạc kỹ lưỡng sẽ dẫn đến tình bị thiếu hụt mái che cho không gian, vừa mất thẩm mỹ vừa không đảm bảo chất lượng.
- Bước 2: Sau khi đã khảo sát và đo đạc diện tích không gian, bạn sẽ lên phương án để thiết kế bạt mái xếp di động phù hợp với mặt bằng, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Bước 3: Bạn tiến hành gia công máy ép bạt và dựng phần khung thép lên. Ở bước này bạn cần sự hỗ trợ của những người thợ chuyên nghiệp, có tay nghề lâu năm để đảm bảo chất lượng và an toàn cho mái bạt che.
- Bước 4: Dựng khung và kèo thép để có được phần khung sườn cho mái xếp bạt kéo. Từ đó bạn có thể định hình được sản phẩm của mình sẽ trông như thế nào.
- Bước 5: Thực hiện cột dây bạt kéo và lắp chúng vào khung. Bạn nên lưu ý thi công lắp đặt hệ thống điều khiển tự động hoặc tay quay để dễ dàng kéo ra và thu bạt lại.
Những lưu ý để mái bạt kéo được hoàn thiện tốt nhất
Mái bạt xếp chủ yếu được thi công lắp đặt ở không gian ngoài trời, bên cạnh những ưu điểm là khả năng che nắng, che mưa, chắn gió và bụi, mái bạt kéo còn có một hạn chế khá lớn là nó che khuất không gian phía trước. Để sản phẩm mái bạt di động được hoàn thiện tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Thi công lắp đặt bạt ở vị trí có diện tích phù hợp
Người dùng không nên thi công mái bạt che quá thấp hay quá lớn, vì nó sẽ khiến không gian bị tối và kết cấu của sản phẩm cũng kém an toàn, không vững chắc, thời gian sử dụng ngắn hạn, dẫn đến tình trạng tốn chi phí sửa chữa và thay thế mỗi khi bị hỏng. Đây là điều đầu tiên mà bạn cần tìm hiểu trước khi lắp đặt.
Dùng vật liệu làm bạt chất lượng cao
Yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của mái xếp kép chính là chất lượng của vật liệu. Nếu có điều kiện, bạn có thể đầu tư lựa chọn các loại vật liệu nhập khẩu để đảm bảo về độ bền và chất lượng.
Mái bạt che di động hoàn chỉnh gồm có phần khung chắc chắn và bạt che có diện tích đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Phần khung bạn có thể lựa chọn chất liệu sắt hoặc inox được mạ một lớp kẽm hay sơn chống gỉ. Phần bạt che nên lựa chọn loại có độ dai và chắc chắn, bên cạnh đó màu sắc và kiểu dáng bắt mắt cũng rất quan trọng.
Tránh những chướng ngại vật
Trước khi thi công lắp đặt, bạn cần khảo sát kỹ không gian để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của bạt xếp di động. Không nên thi công ở những khu vực có nhiều cây lớn, cột điện, đèn đường,… Vì việc va chạm khi lắp đặt hoặc trong quá trình sử dụng có thể bị hỏng và rách.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Hòa Phát Phát về cách cột dây bạt kéo, thi công mái xếp che và những lưu ý quan trọng khi lắp đặt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thi công bạt mái xếp di động, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0935 116 611 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhé!
Bài viết cùng chuyên mục
Keo dán bạt che mưa HDPE có ưu điểm gì?
Th6
Giàn che nắng thông minh chất lượng & bền
Th9
Mái xếp hợp kim nhôm chất lượng, giá tốt
Th8
Địa chỉ bán dù che nắng ngoài trời tại huyện Cư M’Gar
Th3
Làm mái che, mái hiên, mái xếp tại huyện Cư M’Gar
Th10
Giá mái che xếp quán cafe bao nhiêu?
Th9
Mái kéo quán cafe đẹp & chất lượng
Th9
Dù quảng cáo ngoài trời giá rẻ, chất lượng
Th6
Mái che xếp giá bao nhiêu?
Th7