Hiện nay, một số hộ gia đình hay chủ kinh doanh muốn thi công lắp đặt mái che ngoài trời cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, mọi người đều thắc mắc “Làm mái che có phải xin phép không?”. Vậy hãy cùng Hòa Phát Phát tìm hiểu câu trả lời chính xác trong bài viết này nhé!
Những công trình không cần xin giấy phép xây dựng
Theo điều luật 89 của Bộ luật Xây dựng năm 2014, dưới đây là những công trình có thể thi công mà không cần phải xin giấy phép:
- Trước khi tiến hành khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ luật này, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 89.
- Những công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm có:
- Công trình bí mật của Nhà nước không được phép công khai thiết kế và kỹ thuật, công trình xây dựng theo diện khẩn cấp;
- Những công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
- Những công trình xây dựng có tính chất tạm thời, chủ yếu sử dụng để phục vụ cho mục đích thi công công trình chính;
- Các công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
- Công trình xây dựng thuộc những dự án khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của điều luật 89 Bộ luật Xây dựng này;
- Nhà ở thuộc dự án phát triển nhà ở, dự án phát triển đô thị có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Các công trình mang tính chất sửa chữa, nâng cấp hoặc cải tạo nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, không làm thay đổi đến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và không làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như an toàn công trình;
- Những công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế và kỹ thuật đầu tư xây dựng cũng như ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
- Các công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ những nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn và khu di tích lịch sử – văn hóa;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, e và h khoản 2 điều 89 Bộ luật Xây dựng có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi cũng như lưu trữ hồ sơ.
Làm mái che có phải xin phép không?
Vậy tóm lại, làm mái che có phải xin phép không? Câu trả lời của Hòa Phát Phát dựa trên khoản 2 Điều 89 Bộ luật Xây dựng là KHÔNG CẦN phải làm giấy xin phép. Vì hạng mục làm mái che cho công trình nhà ở nằm trong việc sửa chữa, nâng cấp hoặc cải tạo nhà thuộc diện được miễn xin cấp giấy phép xây dựng. Đồng thời việc làm bạt che nắng mưa này cũng không làm ảnh hưởng đến nền, móng hay khả năng chịu lực của ngôi nhà nên hoàn toàn có thể tự ý sửa chữa, làm thêm. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thi công lắp đặt mái che bạn phải tuân thủ những vấn đề sau:
- Quá trình thi công mái che kéo ròng rọc không làm ảnh hưởng và gây hại đến môi trường xung quanh.
- Diện tích của mái bạt che không được vượt quá diện tích sử dụng của nhà mình, tuyệt đối không được lấn chiếm sang khu vực xung quanh, kể cả khi khu vực đó không có ai ở. Khi lắp đặt mái hiên sân thượng cũng không được lấn chiếm diện tích trên không.
- Không được thay đổi gì về thiết kế công năng sử dụng của nhà ở.
Chỉ cần đảm bảo thực hiện đầy đủ 3 yêu cầu trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thi công mà không cần phải lo lắng bất kỳ điều gì.
Các trường hợp làm mái che cần giấy xin phép
Bên cạnh những công trình được miễn giấy phép xây dựng được nêu trên, vẫn có một số trường hợp nằm ngoài điều luật này và cần tiến hành xin cấp phép với cơ quan quản lý có thẩm quyền trước khi sửa chữa hoặc thi công mái tôn.
Những trường hợp cần xin cấp giấy phép xây dựng đó là:
- Thi công lắp đặt mái che cho bãi đỗ xe, kho chứa vật liệu lớn, trang trại chăn nuôi, công xưởng gia công,… ở khu vực thành phố và những nơi đã có dự án quy hoạch sẽ cần làm thủ tục xin cấp phép.
- Sửa chữa, nâng cấp mái cho làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong khu vực đô thị có đòi hỏi về quản lý kiến trúc.
- Công trình thi công mái hiên làm tác động đến mỹ quan đô thị, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Dự án mái che làm thay đổi kết cấu và tính chịu lực của ngôi nhà.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc “Làm mái che có phải xin phép không?”. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn trong quá trình thi công mái che di động cho không gian của mình. Nếu cần hỗ trợ và tư vấn về dịch vụ, vui lòng liên hệ ngay với Hòa Phát Phát qua số hotline 0935 116 611 nhé!
Bài viết cùng chuyên mục
Báo giá mái che di động mới nhất
Th9
Bạt che nắng tự cuốn Hòa Phát giá rẻ
Th6
Mái xếp hợp kim nhôm chất lượng, giá tốt
Th8
Báo giá mái hiên cố định
Th8
Mái hiên điều khiển từ xa có lợi ích gì?
Th8
Mái che kéo ròng rọc đẹp & chất lượng
Th7
Mái che di động chữ A
Th9
Bạt nhựa HDPE lót hầm Biogas giá rẻ & chất lượng
Th7
Bạt mái che sân thượng đẹp & chất lượng
Th6